Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và những thông tin quan trọng

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, rủi ro là điều khó lường trước được bởi chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rủi ro có thể xuất phát từ điều kiện tự nhiên như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần hay sự bất cẩn của con người gồm cháy nổ, tai nạn, va chạm. Để hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro, người ta cho ra đời giải pháp tối ưu đó là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Vậy mô hình bảo hiểm đó là gì, quy trình, phân loại cùng phạm vi, hợp đồng của dạng bảo hiểm này như thế nào? Bạn đọc hãy cùng PVI tìm hiểu về những nội dung này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

– Tái bảo hiểm là gì?

Phí bảo hiểm rủi ro là gì?

Mục Lục

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Là cam kết giữa bên mua với bên bán bảo hiểm, bảo hiểm hàng hóa đảm bảo khoản bồi thường sẽ được người bán trả cho người mua nếu chẳng may quá trình vận chuyển xảy ra hư hại, tổn thất do một số rủi ro nhất định.Tất cả những điều kiện về rủi ro, khoản bồi thường đều được ghi chú rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên ký kết.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì vậy là sự cam kết của đơn vị bán dành cho cá nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm khi có rủi ro, vấn đề xảy ra trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn việc xảy ra tổn thất, loại bảo hiểm này có vai trò giảm thiếu một phần chi phí tổn thất.

Phân loại các dạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được phân thành các loại chính gồm bảo hiểm bằng đường biển, bảo hiểm bằng đường hàng không, bảo hiểm  bằng đường bộ và bảo hiểm bằng đường thủy.

Đối tượng hàng hóa được bảo hiểm xuất nhập khẩu

Đối tượng của mô hình bảo hiểm này là các loại hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam tới các nước trên thế giới và ngược lại, chúng gồm các mặt hàng di chuyển theo đường thủy, đường bộ, đường hàng không hay đường sắt.

Một số nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng cần chú ý tới sáu nguyên tắc cơ bản gồm nguyên tắc lợi ích bảo hiểm, nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền, nguyên tắc cam kết, nguyên tắc bảo hiểm trước.

Phạm vi thực hiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Xây dựng dựa trên rủi ro cần bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm cho loại hình hàng hóa này được chia thành phạm vi chính và phạm vi mở rộng.

Phạm vi chính

Xây dựng dựa trên các hợp đồng cụ thể, từng loại rủi ro thuộc bảo hiểm sẽ được trình bày trong bảng sau:

Loại rủi ro Điều khoản bảo hiểm
Phân loại A B C
Cháy, nổ X X X
Tàu thuyền hoặc phương tiện vận chuyển bị chìm, đắm, mắc cạn, chạm đáy hay lật úp X X X
Phương tiện vận chuyển hàng hóa trên đất liền bị lật úp hay trật bánh X X X
Các phương tiện, tàu thuyền đâm hay va vào nhau hoặc bất cứ vật thể nào không gồm nước X X X
Phải tháo dỡ hàng tại cảng gặp nạn, lánh nạn X X X
Các thiên tai như động đất, sét đánh hoặc núi lửa phun trào trên đường bộ lẫn biển X X
Hy sinh gây tổn thất chung X X X
Ném hàng, vứt hàng xuống biển X X X
Hàng hóa bị thất lạc do tàu mất tích X X X
Hàng hóa bị nước cuốn trôi khỏi tàu, thuyền X X
Nước biển, nước hồ hoặc nước sông (không tính nước mưa) xâm nhập vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển như công-ten-nơ (container) hay nơi chứa hàng X X
Tổn thất cho toàn bộ thuộc bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu, mạn tàu khi đang xếp hay dỡ hàng khỏi tàu, phương tiện vận chuyển X X
Hành động gây phá hoại của thủy thủ đoàn trên tàu X
Gặp phải cướp biển X
Mất trộm, mất cắp X
Hư hỏng, vỡ vụn, bẹp, hấp hơi, gỉ sét X
Không giao đủ hàng X

Phạm vi mở rộng

Ngoài phạm vi cơ bản, bảo hiểm còn bảo đảm cho rủi ro chiến tranh hay rủi ro đình công.

Phạm vi loại trừ

Trong quá trình thực hiện bảo hiểm, các sản phẩm hàng hóa sẽ không được bảo hiểm nếu xảy ra tình trạng cố ý phá hoại hàng hóa từ người nhận bảo hiểm, quá trình đóng gói sai quy cách, phương tiện vận chuyển không đủ khả năng và sự rò rỉ, hao hụt về trọng lượng và thể tích.

Tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Không chỉ phạm vi, đối tượng hay phân loại bảo hiểm mới quan trọng mà chi phí bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố cần đến sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Tổng quan về chi phí

Chi phí hay còn gọi là giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được tính dựa trên cước vận chuyển, lãi ước tính, thuế nhập khẩu. Nhìn chung, loại hình bảo hiểm này có giá trị tối đa 110% giá trị CIF lô hàng.

Cách tính chi phí bảo hiểm

Công thức tính phí bảo hiểm được quy định như sau:

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

Trong đó:

– I là phí bảo hiểm

– C là giá hàng

– F là giá cước phí vận chuyển

– R là tỷ lệ phí bảo hiểm

Hợp đồng cho bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Để tham gia loại hình bảo hiểm này, khách hàng cần nắm rõ các thông tin thiết yếu liên quan đến loại hợp đồng, nội dung hợp đồng.

Phân loại hợp đồng

Phân thành hai loại, hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu gồm hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyển:

– Hợp đồng bảo hiểm bao: Đây là loại hình hợp đồng áp dụng trên nhiều chuyến hàng trong thời gian nhất định.

– Hợp đồng bảo hiểm chuyển: Đây là loại hình hợp đồng áp dụng trên quãng đường vận chuyển từ công ty giao đến công ty nhận hàng hóa.

Nội dung hợp đồng

Là một văn bản cam kết, hợp đồng bảo hiểm dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu sở hữu các mục chính như mức giá, điều khoản, bên liên quan, đối tượng cung cấp bảo hiểm, người hay doanh nghiệp được bảo hiểm, quy định cùng điều kiện cơ bản.

Quy trình mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Để mua bảo hiểm, người dùng cần trải qua quy trình sáu bước cơ bản, cụ thể như sau:

– Bước 1: Liên hệ với công ty bảo hiểm và nhận giấy yêu cầu bảo hiểm.

– Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin về người mua, hàng hóa, yêu cầu, chứng từ vào giấy yêu cầu bảo hiểm.

– Bước 3: Gửi bản sao công chứng của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm.

– Bước 4: Công ty bảo hiểm biên soạn hợp đồng và gửi lại cho cá nhân, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm.

– Bước 5: Cá nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm xem xét, duyệt và đồng ý với các điều khoản, chi phí trong hợp đồng.

– Bước 6: Bên mua thanh toán với doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm.

Một số điểm mấu chốt khi mua bảo hiểm

Để đảm bảo quá trình mua – bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra an toàn và nhanh chóng, các bên cần lưu ý tới những điểm sau:

– Kiểm tra kỹ lưỡng điều kiện thỏa thuận, quy định bảo hiểm gồm quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

– Chú ý tới chi phí cùng tiền bảo hiểm.

– Rà soát các loại hàng hóa được bảo hiểm trong gói bảo hiểm.

– Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân hay doanh nghiệp.

– Nắm rõ các điều khoản loại trừ để giảm thiểu bất lợi.

Cách yêu cầu bồi thường khi đã mua bảo hiểm?

Để yêu cầu bồi thường bảo hiểm, khách hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại gồm thư khiếu nại yêu cầu bồi thường, bản gốc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, bản sao của hoá đơn gửi hàng, tờ kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng.

Bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm cần chuẩn bị đủ giấy tờ khi muốn yêu cầu bồi thường

Ngoài ra, bên khiếu nại còn phải cung cấp bản hợp đồng vận chuyển, biên bản giám định tổn thất, tờ đăng kiểm, báo cáo hải sự cùng nhật ký hàng hải, giấy chứng nhận giao hàng của cơ quan chức năng, công văn của các bên liên quan đến tổn thất.

KẾT LUẬN: Như vậy, bạn đọc đã có góc nhìn chi tiết hơn về bảo hiểm cho phân khúc hàng hóa này. Nếu muốn mua loại bảo hiểm này, hãy liên hệ ngay với Bảo hiểm PVI Sài Gòn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *