Cuộc sống đầy biến động thường mang đến nhiều rủi ro về tài sản, sức khỏe, điều đó dẫn đến sự ra đời của bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bảo hiểm tài sản là gì, nguồn gốc, đặc điểm, mục đích, phân loại hay hợp đồng của bảo hiểm tài sản.
Để cung cấp cho bạn đọc góc nhìn chi tiết về loại hình bảo hiểm này, Bảo hiểm PVI xin giới thiệu bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
Mục Lục
Bảo hiểm tài sản là gì?
Là loại hình bảo hiểm dành cho giá trị tài sản, bảo hiểm tài sản được sử dụng để bảo đảm an toàn của các đối tượng như tiền mặt, giấy tờ có giá trị, quyền sở hữu tài sản. Bảo hiểm tài sản do đó giúp người mua có khoản bồi thường từ công ty bảo hiểm nếu chẳng may xảy ra tổn thất, rủi ro về tài sản.

Xuất hiện từ lâu đời, bảo hiểm tài sản tập trung vào các đối tượng là nhà xưởng, máy móc, tư gia, phương tiện vận chuyển, hàng hóa, gia súc gia cầm, vụ mùa hay tài sản có giá trị khác như giấy tờ sở hữu đất, tiền mặt.
Trong trường hợp những loại tài sản này bị thiệt hại, công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường, thay thế hoặc sửa chữa tùy theo điều khoản hay khả năng. Thông thường, khách hàng sẽ nhận khoản tiền bồi thường để thuận tiện cho cả hai bên.
Dựa trên nguyên tắc chung, doanh nghiệp bán bảo hiểm chỉ thanh toán trong trường hợp tài sản bị mất hoặc giảm giá trị do tác động, xâm hại (cháy, nổ, cướp, trộm) mà không phải hao mòn tự nhiên hay bản chất vốn có.
Nguồn gốc của bảo hiểm tài sản
Xuất phát từ thảm kịch đại hỏa hoạn ở London năm 1666, hình thức bảo hiểm vươn lên mạnh mẽ, chuyển đổi từ sự tiện lợi thành vấn đề cấp bách khi con người nhìn thấy những rủi ro tiềm ẩn trong cuộc sống.

Mười lăm năm sau, doanh nghiệp bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên “Insurance Office for Houses” ra đời, thành quả của nhà kinh tế Nicholas Barbon cùng mười một vị cộng sự.
Nhờ sự thành công của mô hình này, nhiều công ty tương tự cũng dần nhen nhóm, thành lập trong thời gian sau đó. Kể từ ấy, khái niệm bảo hiểm tài sản ra đời và phát triển thành một phần thiết yếu trong cuộc sống.
Các đặc điểm điển hình của bảo hiểm tài sản
Nhìn chung, mô hình bảo hiểm tài sản thường sở hữu các đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau:
– Đối tượng là vật phẩm có thật như hàng hóa, đất đai, nhà cửa, tiền mặt hay giấy tờ có giá trị về tài sản.
– Phía mua bảo hiểm cần phải chứng minh quyền lợi được bảo hiểm.
– Quan hệ trong bảo hiểm tài sản được gọi là quan hệ bồi thường
– Trách nhiệm chi trả tiền bồi thường của công ty bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi giá trị tài sản được quyền bảo hiểm ở thời điểm, nơi chốn xảy ra sự việc tổn thất.
– Tiền phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ % chia cho giá trị tài sản bảo hiểm.
– Trách nhiệm trả khoản tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phát sinh khi có sự kiện cần bảo hiểm (rủi ro, tai nạn) xảy ra.
– Trong bảo hiểm tài sản thì vấn đề áp dụng chế định để chuyển yêu cầu bồi hoàn là bắt buộc.
Mục đích tham gia bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản là gì? Chúng được tạo ra với mục đích gì? Loại bảo hiểm này được tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng tránh rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời hạn chế tối đa mức tổn thất và bảo toàn nguyên vẹn vốn kinh doanh, sản xuất cũng như ổn định cuộc sống của người mua bảo hiểm.

Khi rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi thường khoản tiền chiếm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại của bản thân, điều này phụ thuộc vào các điều khoản đặt ra trong hợp đồng. Nhờ đó, khách hàng mua bảo hiểm có thể yên tâm đối mặt với rủi ro, khắc phục hậu quả mà không cần lo lắng về tài chính.
Chi phí bảo hiểm tài sản
Khi tham gia bảo hiểm tài sản, người dùng sẽ phải chi các khoản phí gồm phí bảo hiểm, phí duy trì cùng một số loại phí khác quy định rõ trong hợp đồng.
Đối tượng tài sản cần bảo hiểm
Đối tượng tài sản cần bảo hiểm có phạm vi khá rộng nhưng phần lớn thường là nhà cửa cùng công trình kiến trúc, trang thiết bị và máy móc, hàng hóa với vật tư.
Nhà cửa và công trình kiến trúc
Khi sở hữu nhiều tài sản như nhà cửa, chung cư thì khách hàng có xu hướng mua bảo hiểm cho các loại tài sản này. Tuy nhiên, chỉ những tài sản có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền kiểm soát thì mới có thể tham gia bảo hiểm.
Các trang thiết bị cùng máy móc
Phụ thuộc vào quy định ở từng hãng bảo hiểm, các máy móc cùng trang thiết bị sẽ nhận bồi thường, thay thế hay sửa chữa khi gặp phải thiệt hại do mất trộm, cháy nổ hoặc hỏng hóc, điều đó được quyết định dựa trên mức độ tổn thất.
Hàng hóa và vật tư
Với các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng hay xí nghiệp thì hàng hóa và vật tư là đối tượng quan trọng cần được bảo hiểm, qua đó giảm thiệt hại tối đa nếu xảy ra rủi ro.
Một số loại bảo hiểm tài sản
Do đặc tính hữu dụng, bảo hiểm tài sản được phân thành nhiều loại, phục vụ cho nhu cầu cũng như khả năng của từng khách hàng.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Trong tổng số hơn hai mươi loại bảo hiểm phổ biến nhất, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đáp ứng được những yêu cầu thiết thực cho tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Đối tượng của loại hình bảo hiểm này là công trình kiến trúc, nhà cửa, đất đai, hàng hóa hay máy móc.
Quy định ghi rõ trên hợp đồng, phạm vi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tập trung vào thiệt hại do cháy nổ bất ngờ, không lường trước được.
Bảo hiểm cháy cùng một số rủi ro đặc biệt
Trong trường hợp tài sản bị hủy hoại do rủi ro đặc biệt, người tham gia bảo hiểm sẽ được cấp khoản bồi thường cho các tài sản như kho hàng, vật liệu, trụ sở, vật tư, nhà cửa, văn phòng dịch vụ hay trung tâm thương mại.
Phạm vi bảo hiểm cháy nổ đặc biệt bao hàm các loại hình rủi ro là hành động ác ý, giông bão, lũ lụt, trạng thái đình công, máy bay rơi, cháy nổ, nước lũ tràn bể chứa, va chạm xe cơ giới hoặc động vật, vỡ ống dẫn nước.
Bảo hiểm gián đoạn việc kinh doanh
Nhằm hạn chế một cách tối đa rủi ro khi kinh doanh, nhiều công ty hay tổ chức sẽ lựa chọn bảo hiểm gián đoạn việc kinh doanh. Nhờ loại bảo hiểm này, doanh nghiệp có thể đảo ngược tình thế, vực dậy công ty nếu chẳng may gặp thất bại.
Thông thường, đối tượng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là những công ty, doanh nghiệp mà quá trình sản xuất, hoạt động bị ngưng trệ do thiếu hụt lợi nhuận. Với loại bảo hiểm này, người tham gia sẽ phải chi trả phí ngay cả khi gặp sự cố tổn thất.
Tuy nhiên, mặt tích cực là số tiền bảo hiểm sẽ được xem xe dựa trên nền tảng lợi nhuận, chi phí thu được.
Bảo hiểm rủi ro về văn phòng
Ngoài các loại hình bảo hiểm trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm văn phòng để hạn chế tổn thất liên quan đến tài sản văn phòng, tòa nhà cùng một số tài sản cố định trong phạm vi văn phòng.
Bảo hiểm hỏa hoạn ở nhà tư
Bảo hiểm hỏa hoạn tại nhà tư nhân hướng đến đối tượng là kiến trúc, nhà cửa, trang thiết bị cố định hay không cố định. Nếu xảy ra rủi ro bất ngờ liên quan đến sét đánh, lũ lụt hay thất thu, người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ khoản phí này.
Các loại bảo hiểm tài sản khác
Ngoài những loại hình bảo hiểm tài sản thông dụng kể trên, bạn đọc cũng có thể tham khảo nhiều loại bảo hiểm hữu ích như bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm lòng trung thành, bảo hiểm tiền, bảo hiểm nhà chung cư.
Bồi thường bảo hiểm tài sản
Nhằm đảm bảo quá trình bồi thường bảo hiểm tài sản diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác, người tham gia lẫn bên bán bảo hiểm cần nắm rõ các nguyên tắc, quy trình cũng như hình thức bảo hiểm tài sản.
Căn cứ
Phụ thuộc vào điều khoản bảo hiểm, nguyên nhân và mức độ thiệt hại đã kiểm định, việc bồi thường cho người tham gia bảo hiểm sẽ được tiến hành. Không chỉ căn cứ trên giá trị tài sản tại thời điểm đó, mức bồi thường còn không được phép vượt quá phí bảo hiểm tài sản khách hàng chi trả.

Thêm vào đó, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả thêm chi phí sửa chắc, khắc phục để hạn chế cũng như đề phòng tối đa thiệt hại có nguy cơ xảy ra.
Hình thức
Áp dụng nguyên tắc bồi thường cơ bản, hình thức bồi thường có hai trường hợp cụ thể, chi tiết như sau:
– Nếu hai bên đồng thuận về hình thức bồi thường (sửa chữa, thay thế hay tả tiền) thì thủ tục tiến hành một cách bình thường.
– Nếu hai bên chưa đồng thuận về hình thức bồi thường, quá trình bồi thường sẽ được xem xét xử lý theo quy định tại điểm b, c thuộc khoản 1 ở Luật kinh doanh bảo hiểm.
Quy trình
Sau khi hoàn tất quá trình giám định mức tổn thất, các thủ tục sẽ được tiến hành để người mua nhận bảo hiểm tài sản:
– Bước 1: Khách hàng phải chuẩn bị hồ sơ thủ tục gồm giấy yêu cầu bồi thường, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, biên bản giám định mức thiệt hại hoặc bằng chứng về tổn thất, hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên.
– Bước 2: Bên bán bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và tiến hành giám định thông tin để đưa ra quyết định bồi thường hoặc không..
– Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm đề xuất phương án bồi thường, xử lý thiệt hại và thỏa thuận với khách hàng.
– Bước 4: Nếu khách hàng đồng ý với phương hướng giải quyết thì công ty tiếp tục quá trình bồi thường theo thỏa thuận.
– Bước 5: Hồ sơ lưu trữ về bồi thường bảo hiểm được bổ sung, hoàn chỉnh.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Sau khi hiểu rõ về bảo hiểm tài sản là gì, khách hàng có thể đưa ra quyết định ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản. Chính vì vậy, việc khám phá nội dung liên quan đến định nghĩa, nội dung và phân loại hợp đồng này là cần thiết.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản
Là văn bản thỏa thuận giữa hai bên mua và bán bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm tài sản được trình bày dưới dạng văn bản, trong đó người mua bảo hiểm phải đóng phí còn doanh nghiệp bán bảo hiểm có vai trò cung cấp tiền bảo hiểm, phí bồi thường trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Phân loại hợp đồng bảo hiểm tài sản
Trên thị trường hiện nay, hợp đồng bảo hiểm tài sản được phân thành hai loại chính là hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị cùng hợp đồng bảo hiểm trùng:
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là loại hợp đồng mà tiền bảo hiểm cao hơn giá trị thực (giá thị trường) của tài sản ở thời điểm kết giao hợp đồng.
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là loại hợp đồng mà giá tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực (giá thị trường) của tài sản ở thời điểm kết giao hợp đồng.
– Hợp đồng bảo hiểm trùng là loại hợp đồng mà người mua ký kết với hai doanh nghiệp bán bảo hiểm trở lên, qua đó đảm bảo an toàn cho cùng một đối tượng tài sản.
Nội dung hợp đồng bảo hiểm tài sản
Nhìn chung, hợp đồng bảo hiểm tài sản sở hữu các nội dung chính gồm tên và địa chỉ bên mua, đối tượng hưởng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản, phạm vi, điều kiện, điều khoản, thời hạn bảo hiểm, chi phí cùng phương thức thanh toán, cách chi trả phí bồi thường, quy định đề phòng xảy ra tranh chấp, thời gian ký kết hợp đồng.
Một số lưu ý khi mua bảo hiểm tài sản
Khi mua bảo hiểm tài sản, người tham gia nên chú ý tới một số yếu tố chính gồm căn cứ bồi thường, hình thức bồi thường, quy trình giám định tổn thất, trách nhiệm để chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn, quy định đảm bảo an toàn.
KẾT LUẬN: Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã tiếp nhận những thông tin hữu ích về bảo hiểm tài sản là gì để phục vụ quá trình chọn lựa, mua bán loại hình bảo hiểm này.